Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

CÁC BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG MÁU



Mục tiêu học tập
Sau khi học xong bài này sv phải:
1. Nêu được các nguy cơ lây bệnh truyền qua đường máu
2. Trình bày được các phương pháp phát hiện các tác nhân lây truyền
cần sàng lọc trong truyền máu.
TẢI BÀI GIẢNG VỀ TẠI ĐÂY


I. NHIỄM TRÙNG QUA TRUYỀN MÁU:
1.1. Các virus gây viêm gan
Ø  Virus viêm gan A (HAV), Virus viêm gan B (HBV), Virus viêm gan C (HCV), Virus viêm gan D (HDV), Virus viêm gan E (HEV), Virus viêm gan G (HGV): Là virut mới phát hiện truyền qua đường truyền máu. Cấu trúc thuộc nhóm ARN họ flaviridae. HGV gây ra viêm gan mạn và gây suy tuỷ xương.
Ø  Virut viêm gan sau truyền máu (TTV): trong vài năm gần đây người ta phát hiện một virus mới gây viêm gan sau truyền máu. TTV được xác nhận chắc chắn thuộc nhóm ADN, khả năng truyền qua đường máu khá cao.
Ø  Virut non A non TTV: ngoài các virut đã biết ở trên vẫn còn viêm gan nhiễm trùng mà không có mặt các marker của các virus đã biết, có thể vẫn còn virus mới. Các virus chưa biết này được gọi là virus non A ă non TTV.
1.2. Các Retrovirus
HIV-1, HIV-2 (human immunodeficiency virus)
HTLV-1, HTLV-2 (human T-cell lymphotropic virus)
1.2.1. Virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV)
Ø  Lây qua đường máu và các chế phẩm máu: Đây là con đường nguy hiểm vì nó sẽ biến những người lành trở thành người nhiễm HIV. HIV lây qua đường truyền máu là do lấy máu ở giai đoạn cửa sổ, sàng lọc bằng huyết thanh không phát hiện được. Thứ tự những sản phẩm máu có nguy cơ cao lây nhiễm HIV là:
-  Máu toàn phần
-  Khối bạch cầu
-  Khối tiểu cầu
-  Huyết tương tươi
-  Tủa lạnh
-  Khối hồng cầu nghèo bạch cầu
-  Hồng cầu rửa
-  Khối hồng cầu và tiểu cầu có lọc bạch cầu khi truyền.
Ø  Trên cơ sở chiến lược của WHO, sàng lọc HIV người cho máu bằng chiến lược I, chỉ sàng lọc 1 lần người cho máu (ELISA hay serodia), nếu dương tính thì loại bỏ.
Ø  Nếu có điều kiện thì nên dùng kỹ thuật ELISA phát hiện kháng nguyên p24 để rút ngắn giai đoạn cửa sổ. Trong tương lai, phương pháp PCR sẽ được áp dụng để phát hiện ADN và ARN liên quan đến HIV. Như vậy, chất lượng an toàn truyền máu sẽ được nâng lên và lây nhiễm HIV do truyền máu sẽ được hạn chế tối đa.
1.2.2. Virut hướng lympho ở người (Human T cell - lymphotropic virus- HTLV1,2)
Ø  HTLV có thể gây bệnh leukemia. Tuy nhiên, cơ chế vẫn chưa được làm rõ. Ở Việt Nam tỷ lệ nhiễm HTLV thấp (<1 o:p="">
Đường lây truyền của virus HTLV bao gồm đường truyền máu (chiếm 65%) và các dịch vụ y tế có liên quan đến máu.

1.3.  Các virus herpes: Cytomegalovirus (CMV), Epstein Barr virus (EBV)
Human Herpes virus 8 (HHV8)
1.3.1. Cytomegalovirus (CMV)
Ø  CMV tấn công vào tế bào bạch cầu gây bệnh lý tế bào và màng tế bào, làm giảm bạch cầu hạt trung tính, giảm các dưới nhóm lympho T. Từ đó, gây suy giảm miễn dịch tế bào, tạo cơ hội cho các bệnh nhiễm trùng cơ hội như vi trùng, nấm và virus.
Ø  CMV lây truyền qua đường máu, lây truyền giữa mẹ và con qua nhau thai, lây truyền qua đường tình dục, qua sữa mẹ, qua các tổ chức ghép bị nhiễm CMV.
Ø  Chỉ khảo sát CMV thường xuyên trong sàng lọc các trường hợp cho tế bào gốc tạo máu, máu cuống rốn xử dụng trong ghép.
Chẩn đoán CMV bằng phát hiện phức hợp anti- CMV IgM và IgG.
 1.3.2.Ebstein - Barr Virus (EBV)
EBV có thể gây bệnh nhiễm trùng bạch cầu đơn nhân (MNI) và có liên quan đến bệnh lý lympho B ngoại vi hoặc khối u lympho.Ở các nước đang phát triển có tới 90% người cho máu có kháng thể chống EBV. Trong thực tế, nhiễm EBV do truyền máu hiếm gặp.
1.3.3. Các loại virus khác
Parvovirus, TTV (transfusion transmitted virus), leishmaniasis,
creutzfeld-Jacob (CJD)...
1.4. Vi khuẩn
Yersinia enterocolitica, Pseudomonas fluorescense, Staphylococcus...
Xoắn khuẩn giang mai, Borrelia, Rickettsia...
Xoắn khuẩn giang mai
Ø  Để sàng lọc người cho máu, tìm kháng thể giang mai bằng kỹ thuật ngưng kết hạt (VDRL, TPHA) hay kỹ thuật ELISA. Tuy nhiên vẫn có giai đoạn cửa sổ từ 3 tuần đến 3 tháng.
Ø  Bằng 2 kỹ thuật này, đã phát hiện được người cho máu có xoắn khuẩn giang mai chiếm 1- 3%.
Máu bảo quản ở 40C thì xoắn khuẩn giang mai bị bất hoạt sau 3- 5 ngày. Vì thế nếu truyền máu tươi thì nguy cơ lây nhiễm có thể xảy ra.
1.5.  Ký sinh trùng: Ký sinh trùng sốt rét, Toxoplasmosis, Giun chỉ
Ø  Có 2 loại ký sinh trùng cần quan tâm là sốt rét và giun chỉ.
Ø  Để sàng lọc sốt rét, có thể tìm ký sinh trùng qua lam máu hoặc dùng kỹ thuật PCR.
Ø  Đối với bệnh giun chỉ, chưa có kỹ thuật sàng lọc. Cần khám người cho máu và tìm hiểu kỹ tiền sử...
II. Các biện pháp giảm nguy cơ lây bệnh qua truyền máu:
Ø  Tăng cường công tác vận động hiến máu để làm sao toàn bộ người cho máu là những người hiến máu tình nguyện.
Ø  Trong sàng lọc máu, áp dụng các xét nghiệm có độ nhạy cao như kỹ thuật sinh học phân tử (PCR)...
Ø  Sử dụng các kỹ thuật phân tử để xác định genome của virus
Mặc dù cho đến nay đã sử dụng các test sàng lọc kháng nguyên và kháng thể thế hệ mới nhưng vẫn tồn tại một nguy cơ thấp lây nhiễm HIV, HBV, HCV trong giai đoạn cửa sổ.
Kỹ thuật phân tử xác định genome (ADN, ARN) của virus làm giảm thời gian cửa sổ, làm giảm nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên kỹ thuật này vẫn chưa thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm.
Ø  Sử dụng các chế phẩm máu một cách hợp lý trên lâm sàng theo nguyên tắc “cần gì truyền ấy, không cần không truyền” và sản xuất được huyết tương bất hoạt virus.
Ø  Sử dụng sản phẩm huyết tương xử lý virus
Huyết tương được xử lý với hoá chất đặc biệt để bất hoạt các virus có vỏ lipid như HIV, HBV, HCV (các virus không có vỏ lipid như HAV, Parvovirus B19 không bị bất hoạt). Các yếu tố đông máu hầu như không bị ảnh hưởng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.      Giáo trình giảng huyết học – BM huyết học- ĐH Y khoa Huế trang….
2.      An toàn truyền máu – Tài liệu của WHO- 2005 trang…
3.      Nguyễn Ngọc Minh- Bài giảng huyết học truyền máu – ĐH Y khoa Huế, NXB Y học 2007.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét