Thứ Hai, 7 tháng 11, 2016

VI KHUẨN GRAM ÂM VÀ GRAM DƯƠNG

1. Phân biệt vi khuẩn gram (-) và gram (+) bằng nhuộm Gram
>>>>>>>>>>DOWLOAD HERE
Vi khuẩn Gram dương có thành tế bào dày, dạng lưới cấu tạo bởi peptidoglycan, chất này có khả năng giữ phức hợp tím tinh thể-iot. Trong khi đó, lớp thành tế bào peptidoglycan của các vi khuẩn Gram âm thì mỏng hơn và thường có thêm lớp màng lipopolysaccharide (LPS) bên ngoài.

                                        Thành tế bào vi khuẩn Gram (+) và Gram (-)

Sau khi nhuộm với phức hợp tím tinh thể-iot, mẫu được xử lí tiếp với hỗn hợp khử màu, làm mất nước của các lớp peptidoglycan trong thành tế bào Gram dương, từ đó làm giảm khoảng trống giữa các phân tử và khiến thành tế bào bắt giữ phức hợp tím tinh thể-iot bên trong tế bào.
Đối với vi khuẩn Gram âm, hỗn hợp khử màu đóng vai trò là chất hoà tan lipit và làm tan màng ngoài của thành tế bào. Lớp peptidoglycan mỏng không thể giữ lại phức hợp tím tinh thể-iot và tế bào Gram âm bị khử màu. Khử màu là bước quan trọng và cần kĩ năng nhất định vì khả năng bắt màu Gram dương không phải là "tất cả hoặc không."
Theo kinh nghiệm (và có ngoại lệ), bệnh do vi khuẩn Gram âm thường nguy hiểm hơn vì màng ngoài của chúng được bọc bởi một nang, và nang này che các kháng nguyên làm cơ thể phát hiện tác nhân xâm lấn khó khăn hơn. Ngoài ra, màng ngoài vi khuẩn Gram âm có chứa lipopolysaccharide, đóng vai trò là nội độc tốvà làm tăng độ nặng của phản ứng viêm, có thể gây sốc nhiễm khuẩn. Nhiễm vi khuẩn Gram dương thường ít nguy hiểm hơn vì cơ thể người không có peptidoglycan, và có khả năng sản xuất lysozyme tấn công lớp peptidoglycan nằm ở bên ngoài của vi khuẩn.
Bảng so sánh vi khuẩn Gram (-) và gram (+)
2. Một số vi khuẩn Gram (-) thường gặp
2.1.     Cầu khuẩn:
     Hiếu khí và ít hiếu khí:
     - Não mô cầu (Nesseria meningitidis): Gây bệnh viêm màng não
     - Lậu cầu (Nesseria gonorrhoeae): Gây bệnh lậu.
     - Moracella catarrhalis: Gây bệnh viêm đường hô hấp.
     - Acinetobacter: Gây bệnh nhiễm khuẩn tại bệnh viện như viêm phổi, nhiễm khuẩn máu, nhiễm khuẩn tiết niệu,…
2.2.     Trực khuẩn:
   a/ Hiếu khí và ít hiếu khí:
     - Trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruginosa): Gây bệnh nhiễm khuẩn tại bệnh viện như nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn vết bỏng, viêm phổi, nhiễm khuẩn máu, …
     - Bordetela pertusis: Gây bệnh ho gà.
     - Legionella pneumophila: Gây bệnh viêm phổi.
     - Haemophilus influenzae: Gây bệnh viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn máu,…
   b/ Kị khí:
     - Bacteroides: Gây bệnh áp xe đường tiêu hóa và ngoài đường tiêu hóa.
     - Fusobacterium: Phối hợp gây nhiễm khuẩn xoang miệng.
   c/ Hiếu kị khí tùy tiện: Họ vi khuẩn đường ruột.
     - Escherichia coli: Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và ngoài đường tiêu hóa như đường niệu và đường máu…
     - Samonella: Gây bệnh thương hàn, viêm dạ dày ruột.
     - Shigella: Gây bệnh lỵ.
     - Klebsiella: Gây bệnh viêm phổi, viêm màng não…
     - Enterobacter: Gây bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu, viêm phổi, viêm đường mật…
2.3.     Vi khuẩn hình cong: 
     Hiếu khí và ít hiếu khí:
     - Phẩy khuẩn tả (vibrio cholerae biotip cholerae hoặc El tor: Gây bệnh tả
     - Campylobacter: Gây bệnh ỉa chảy.
     - Helicobacter pylori: Gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
2.4.     Các vi khuẩn Gram âm khác:
     - Vi khuẩn có vách mền mại: Hiếu khí và ít hiếu khí.
     Leptospira: Gây bệnh leptospirosis (vàng da chảy máu).
     Borellia: Gây bệnh sốt hồi qui.
     Treponema pallidum: Gây bệnh giang mai.
     Treponema pertenue: Gây bệnh ghẻ cóc.
     - Vi khuẩn ký sinh tuyệt đối trong tế bào:
     Rickettsia prowazekii: Gây bệnh sốt phát ban dịch tể.
     Rickettsia tsutsugamushi: Gây bệnh sốt mò.
     Chlamydia trochomatis: Gây bệnh mắt hột.
     Chlamydia psittaci: Gây bệnh sốt vẹt.
- Vi khuẩn không có vách:
     Mycoplasma pneumoniae: Gây bệnh viêm phổi không điển hình.
     Mycoplasma hominis và ureaplasma urealyticum: Vi hệ bình thường, có thể gây viêm tuyến tiền liệt, mào tinh hoàn, đường tiết niệu sinh dục.
3. Một số vi khuẩn Gram (+) thường gặp
3.1.     Cầu khuẩn:
   a/ Hiếu khí:
     - Tụ cầu (Staphylococcus): gồm có
     Tụ cầu vàng (S. aureus): Gây bệnh viêm da mô mềm; nhiễm khuẩn tại bệnh viện như nhiễm khuẩn vết mổ, nhiễm khuẩn vết bỏng, viêm phổi, nhiễm khuẩn máu,…
     Tụ cầu da (S. epidermidis): Gây bệnh viêm da mô mềm.
     Tụ cầu saprophyticus: Gây bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu.
     - Liên cầu (Streptococcus): 
     S. pyogenes (nhóm A): Gây bệnh viêm họng biến chứng thấp tim…
     S. agalactiae (nhóm B): Gây bệnh nhiễm khuẩn vết thương, nhiễm khuẩn máu…
     S. viridans: Vi hệ bình thường ở họng, viêm màng trong tim.
     S. pneumoniae (phế cầu): Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não.
     - Liên cầu đường ruột (Enterococcus): Nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn vết thương, viêm màng trong tim,…
   b/ Kị khí:
    - Peptococcus và Peptostreptococcus: Gây bệnh nhiễm khuẩn vết thương; các ổ áp xe trong miệng, não, phổi, cơ xương, phụ khoa,…
3.2.     Trực khuẩn không sinh nha bào:
   a/ Hiếu khí:
     - Bạch hầu (Corynebacterium diphteriae): Gây bệnh bạch hầu.
     - Lactobacillus: Vi hệ bình thường ở đường ruột, âm đạo, miệng không gây bệnh.
     - Listeria monocytogenes: Gây bệnh nhiễm khuẩn máu, viêm não màng não,…
   b/ Kị khí và chịu khí:
     - Propionibacterium acnes: Gây bệnh mụn trứng cá.
     - Bifidobacterium Vi hệ bình thường ở đường ruột, âm đạo không gây bệnh.
     - Actinomyces: Nhiễm khuẩn răng miệng.   
3.3.     Trực khuẩn sinh nha bào: 
   a/ Hiếu khí:
     - Bacillus anthracis: Gây bệnh than.
     - Mycobacterum (kháng cồn và acid): Gồm có M. tuberculosis gây bệnh lao và M. Leprae gây bệnh phong.
   b/ Kị khí:
     - Clostridium tetani: Gây bệnh uốn ván.
     - C. perfringens: Gây bệnh hoại thư sinh hơi.
     - C. botilinum: Gây bệnh ngộ độc thịt.
     - C. difficile: Gây bệnh viêm đại tràng màng giả.

> Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...